Lịch sử hình thành giáo xứ Thức Hóa Giao Thịnh
Thức Hóa nằm trong 14 ấp, trại vùng ven sông Sò, thuộc Tổng Hoành Thu được thành lập thời Minh Mệnh (1820-1841) con vua Gia Long. Nguyễn Ánh hiệu Gia Long nhờ sự trợ giúp của phương tây lấy lại ngôi vua năm ,1802. Năm 1820 Gia Long băng hà. Trong 18 năm trị vì, đất nước yên bình, thịnh vượng, mở mang mọi mặt trong đó chú ý đế khai hoang lập làng mở rộng diện tích nông nghiệp.


Thức Hóa nằm trong 14 ấp, trại vùng ven sông Sò, thuộc Tổng Hoành Thu được thành lập thời Minh Mệnh (1820-1841) con vua Gia Long. Nguyễn Ánh hiệu Gia Long nhờ sự trợ giúp của phương tây lấy lại ngôi vua năm ,1802. Năm 1820 Gia Long băng hà. Trong 18 năm trị vì, đất nước yên bình, thịnh vượng, mở mang mọi mặt trong đó chú ý đế khai hoang lập làng mở rộng diện tích nông nghiệp.

Trong tài liệu nghiên cứu lịch sử có ghi: “Thế kỷ XIX. Nhiều công trình khai hoang xuất hiện ở vùng hạ châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (1) trong cả hai thời kỳ trên thì những công trình khai hoang do triều đình tổ chức là to lớn và hoàn thành nhanh chóng. Ở đồng bằng sông Cửu Long, triều đình đã huy động hàng vạn binh lính và dân phu dưới sự chỉ đạo của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đào kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế, khai thác vùng tứ giác Long Xuyên (sau này là địa phận của người Thức Hóa di cư 54 tới ở). Ở ven biển Bắc Bộ, Nguyễn Công Trứ tổ chức hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn và hai Tổng Hoành Thu, Ninh nhất. Ở hai đầu đất nước đều đạt thành tựu rực rỡ. Do đất nước mở rộng, kinh tế nông nghiệp phát triển nên đời sống dân ,sinh ổn định đất nước yên bình- mọi mặt mở mang, trong đó đạo Công giáo cũng phát triển mạnh.

Khi Gia Long băng hà truyền ngôi cho con là Hoàng Ðảm hiệu Minh Mệnh (1820). Về mặt phát triển kinh tế, xã hội vẫn theo đường lối của vua cha, chú trọng mở mang đất đai nông nghiệp.Thức Hóa là một ấp thuộc hạ Châu Thổ sông Hồng- mảnh đất được khai lập giai đoạn này. Ðể rõ thêm lịch sử quê hương Thức Hóa, chúng ta xem sơ lược về công cuộc khai lập Tổng Hoành Thu (Trích văn bản của Phan Ðại Doãn).

Hoành Thu là tổng lớn (bao gồm Thức Hóa) nằm ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Ðịnh. Trước năm 1828 đây là vùng đất hoang, mới được bồi lên khoảng 40 năm (1780) là một phần trong cả vùng phù sa bồi rộng lớn của trấn Sơn Nam cũ. Cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, Hoành Thu vẫn là rừng rú vẹt. Ngày nay khi đào sâu xuống lòng đất vẫn thấy dấu vết của cây cối hoang dại và vết tích của bãi biển. So với toàn bộ miền sa bồi ven biển Nam Ðịnh, thì Hoành Thu có đặc điểm địa lý riêng biệt. Chính do đặc điểm này, nên cách thiết kế làng xóm, thủy lợi có khác với Tiền Hải, Kim Sơn. Bắc và Ðông Hoành Thu là các làng cựu thuộc tổng Hoành Nha. Một giải phía đông chạy dọc theo sông Cồn, nhất là các làng được hình thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XII, như Quất lâm thượng, Quất lâm hạ, Ðan phượng, Thanh khiết, Tiên chưởng, Sa châu. Vì vậy việc khai hoang ở Hoành thu không tiến về Ðông lấn biển. Tây Hoành Thu là sông Ngô đồng, một nhánh của sông Hồng chảy ra biển qua cửa Hà lạn. Sông Ngô đồng nguyên trước đó khá rộng, cửa Hà lạn trước nằm trong đất liền, cách biển hiện nay khoảng 600m. Sông Ngô đồng còn gọi là sông Sò, có vị trí rất quan trọng.

Về thời điểm khai lập Tổng Hoành Thu, tài liệu ghi: “Tổng Hoành Thu bắt đầu khai khẩn vào tháng 3 năm 1828. Ðến đầu năm sau thì được hình thành với 14 ấp, trại, giáp. Có 2850 mẫu ruộng đất và 301 suất đinh. Trong thời gian ngắn công việc khai hoang đã thành công.

Thức Hóa có 31 suất, mỗi suất được 2,5 mẫu. Tư điền quản nghiệp, trong đó: Ðất là 1,8 mẫu, còn lại là ruộng. Ngoài tư điền tư thổ, còn lại là ruộng , công điền công thổ sau khi đã để lại làm đình, chùa nghiã điạ, nhà thờ. Thức Hoá để lại 6 mẫu Bắc Bộ làm khu Thánh đường, nhà xứ và 2 mẫu ở phía Tây bắc khu dân cư làm nghiã địa. Có nơi để lại ruộng lính (gọi là đồng binh), ruộng lão ruộng tư văn (Thức Hóa gọi là đồng quan- tức trùng 95). Loại ruộng này coi như nửa công, nửa tư. Còn lại một phân cho nhân đinh theo chế độ ruộng khẩu phần theo lệ quân điền Gia Long: Ba năm chia lại một lần. (Trích nguyên văn trang 28 cột một) Có chính sách quy chế rõ ràng, tạo mnên khí thế lao động mạnh mẽ, công việc nhanh chóng. Với tư liệu này, và bản di cảo bằng chữ Hán các cụ Thức Hóa để lại “Lập Làng vào năm 1845” có hai lý do:

Lý do thứ nhất là: Năm 1829 mới “hình thành” chứ chưa hoàn thành. Trong tài liệu nghiên cứu lịch sử có ghi: “Việc quai đê gặp rất nhiều khó khăn gian khổ. Nguyễn Công Trứ phải về tận nơi xem xét, cứ đắp xong, đến mùa lũ, lại bị phá. Mấy năm sau mới hoàn thành khoảng 1832 (trang 28 cột 2) Trong thời gian ngắn, cuộc khẩn hoang đã thành công. Cố nhiên nhiều năm sau vùng đất mới, vẫn phải tiếp tục củng cố (Thức Hóa là 16 năm). (Trang 29 cột 2) .

Lý do thứ hai là: Triều đình thời ấy quy đinh. Nếu là làng phải có diện tích từ 600 mẫu và 50 suất đinh. Thức Hóa năm 1829 mới có 31 suất và phải đến năm 1845 mới hội đủ hai yếu tố: diện tích và suất đinh để lập làng. Như vậy năm 1845 là năm cha ông ta hoàn thành quai đê, đắp đê vững chắc ổn định, mở thêm diện tích và số người đến sau là tòng mộ, thứ mộ mới có đủ suất đinh, đủ ruộng đất để lập làng, có tên gọi: Làng Thức Hóa và cũng là Giáo Họ Thức Hóa. Song việc ghi chép xưa bằng chữ Hán lại chỉ ghi tóm tắt là: Lập làng năm 1845. Như vậy cũng là chính xác.

Tổ Hoành đã sử dụng điều kiện có sẵn, chỉ gia công nạo vét sâu rộng thêm, một nhánh của thượng lưu sông Ngô đồng (Sông Sò). Trên trục sông này dân các ấp đào mương dẫn nước- năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) người Hoành Thu lại hoàn thành 3 cống thoát nước ra sông Ngô đồng ở Du Hiếu, Thức Hoá và Hoành Nha. Như vậy cống Thức Hóa thường gọi là cống Tây, được xây dựng năm 1832 ... Khi thành lập các làng các xã, ấp, trại, giáp những quan hệ làng xóm cũng đặc biệt lưu ý; thường thì người cùng quê hương dòng họ đều được tổ chức trong cùng một , đơn vị cư trú “điển hình như Thức Hóa trong số 31 người ứng mộ có tới 29 người họ Ðinh từ Phú Nhai đến”. Tình cảm họ hàng, quê hương, tín ngưỡng, tôn giáo cũng được xây dựng như quê cũ. Việc khai hoang thành lập làng Thức Hóa thực sự là một quá trình lao động gian khổ: Hai lần thất bại. Hai năm đắp đê (1828- 1829) và 15 năm củng cố đê điều, khai hoang phục hóa, làm thuỷ lợi, phân canh, phân cư đời sống ổn định để có một làng Thức Hóa vào năm 1845. Trong đó phải kể đến công lao to lớn ban đầu hình thành ấp Thức Hóa của ông Ðinh Viết Hưng, người lý trưởng đầu tiên- ứng đơn nguyên mộ lập ấp (1828-1829). Góp vào sự nghiệp chung lập tổng Hoành Thu làm nên một dấu ấn lịch sử quê hương./.



image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1